Nến Evening Star là gì? Cách giao dịch với mô hình nến sao hôm

Read Time:10 Minute, 1 Second

Nến Evening star là một trong những mô hình nến Nhật báo hiệu đảo chiều giảm mạnh mẽ nhất. Đây là công cụ tuyệt vời hỗ trợ các trader trong quá trình phân tích và phán đoán tâm lý thị trường, đặc biệt là đối với những nhà đầu tư giao dịch theo trường phái Price action. Vậy cụ thể, nến Evening star là gì? Đặc điểm nhận dạng và giao dịch với mô hình nến sao hôm như thế nào để tối đa hóa lợi nhuận? Hãy cùng SanForexUytin.info tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nến Evening star là gì?

Nến Evening Star hay còn gọi là nến sao hôm là mô hình nến Nhật đảo chiều cho tín hiệu xu hướng sẽ đảo chiều giảm, thường xảy ra ở cuối của một xu hướng tăng. Evening star được cấu tạo gồm 3 cây nến trong đó nến 1 là nến tăng lớn, nến 2 có thể tăng hoặc giảm, nến 3 là nến giảm lớn. Mô hình nến sao hôm cho biết giá có khả năng sẽ giảm dần.

Đặc điểm của mô hình nến sao hôm

Như định nghĩa đã nói thì mô hình nến sao hôm sẽ gồm có 3 cây nến với đặc điểm khác nhau. Do vậy, để nhận dạng chính xác mô hình nến Evening star các nhà đầu tư phải nắm rõ các đặc điểm của mô hình này. Cụ thể như sau:

  • Cây nến thứ nhất: Luôn là 1 cây nến tăng giá mạnh (nến xanh) với phần thân rất dài. Phần thân nến càng dài thì mô hình sao hôm càng hiệu quả.
  • Cây nến thứ hai: Là 1 cây nến giảm nhỏ với cả thân nến và bóng nến đều rất ngắn, đôi khi phần thân nến dường như không có. Do đó, cây nến thứ 2 thường có dạng nến Doji hoặc nến Spinning top (nến con quay), được ví như 1 ngôi sao ở giữa mô hình.

Lưu ý: cây nến thứ hai có thể là nến tăng hoặc giảm. Giá mở cửa của cây nến này có thể cao hơn hoặc bằng giá đóng cửa của cây nến thứ nhất.

  • Cây nến thứ ba: Luôn là một cây nến giảm lớn với phần thân rất dài. Giá mở cửa của nến thứ 3 thường phải nằm dưới 50% phần thân của cây nến thứ 1 như trong hình và thấp hơn hoàn toàn phần thân nến của nến thứ 2.

Ý nghĩa của mô hình nến Evening star

Bên cạnh các đặc điểm nhận dạng đã nêu, ý nghĩa giao dịch của mô hình nến Evening star cũng là một phần lý thuyết quan trọng mà các trader cần hiểu rõ. Bởi sự xuất hiện của từng cây nến trong mô hình đều là sự mô tả rõ ràng diễn biến tâm lý thị trường :

  • Cây nến thứ nhất là 1 nến xanh dài thể hiện phe mua đang chiếm quyền kiểm soát thị trường, lúc này giá đã và đang tăng giá rất mạnh.
  • Cây nến thứ hai cho thấy phe bán đang phá bỏ sự kìm hãm của phe mua, dần đưa thị trường về thế cân bằng giữa lượng mua và lượng bán.
  • Khi nến thứ 2 xuất hiện tạo khoảng trống với cây nến đầu tiên chứng tỏ tín hiệu đảo chiều đã được thiết lập.
  • Tương tự, khoảng trống GAP giữa cây nến thứ 2 và nến thứ 3 cho thấy sự đảo chiều đang rất mạnh mẽ.
  • Cây nến thứ ba xuất hiện hàm ý rằng phe bán đang chiếm ưu thế một cách áp đảo, lực bán đang ngày càng mạnh hơn.
  • Khi theo dõi mẫu hình nến Evening star, nhà đầu tư chỉ cần chú tâm vào phần thân và đuôi nến của từng cây nến là được. Cây nến nào có chiều dài càng lớn thì lực đảo chiều càng mạnh và ngược lại.

Các mô hình nến evening star phổ biến

Thực tế, mô hình sao hôm xuất hiện với nhiều biến thể khác nhau chứ không hề đơn giản để nhận biết theo lý thuyết đã nêu. Bởi vậy, để không bỏ lỡ cơ hội giao dịch với mô hình nến Evening star, các bạn nên tham khảo một số dạng mô hình Sao hôm phổ biến dưới đây:

  • Mô hình nến Sao Hôm lùn (Low Evening star)

Với dạng mô hình này, yếu tố nhận dạng chính nằm ở cây nến thứ hai và thường có 2 trường hợp như sau:

-Trường hợp 1: Nến thứ hai là nến giảm (nến đỏ).

Như hình minh họa ta thấy, giá đóng cửa của cây nến 2 bằng với mức giá đóng cửa của nến 1, tuy nhiên không bao giờ thấp hơn giá đóng cửa của nến 1.

Trường hợp 2: Nến thứ hai là nến tăng (nến xanh).

Ở trường hợp này, giá mở cửa của cây nến thứ 2 ngang bằng với giá đóng cửa của nến thứ 1 và cũng không thấp hơn mức giá này.

  • Mô hình nến Sao Hôm mạnh (Heavy Evening star)

Trong dạng mô hình này, cây nến thứ 3 có giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa của cây nến thứ 1. Điều này hàm ý rằng phe bán đang rất mạnh và hoàn toàn giành thế áp đảo.

Nếu cây nến tiếp theo sau mô hình Sao Hôm lại có giá đóng cửa thấp hơn giá đóng cửa của nến thứ 3, thì có thể khẳng định chắc chắn rằng xu hướng đang đảo chiều đi xuống mạnh mẽ.

  • Nến sao hôm xa (Far Evening star)

Mô hình nến sao hôm xa có cây nến thứ 2 giống dạng nến Doji, tức là phần thân nến dường như không có, chỉ là 1 đoạn nằm ngang mỏng do nến có mức giá mở cửa bằng với giá đóng cửa. Đuôi của nến giữa cũng rất ngắn.

  • Mô hình nến Sao Hôm cao (High Evening star)

Mô hình High Evening star có cây nến thứ 2 có giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa của cây nến 1 và tạo 1 khoảng trống gap với nên 1, 3.

  • Mô hình nến bắn sao (Shooting Evening Star )

Trong dạng mô hình này, nến thứ 2 có bóng nến dưới rất dài, trông giống một ngôi sao đang vút lên. Đây cũng là lý do nó có tên gọi là mô hình nến bắn sao.

Màu sắc của nến giữa là xanh hay đỏ không quan trọng, vì lực bán ở cây nến thứ 3 mới mang tính chất quyết định cao.

  • Mô hình nến Sao Hôm rơi (Dropping Evening Star)

Ngược lại với Shooting Evening Star, cây nến giữa của mô hình nến Dropping Evening star có phần bóng nến trên tương đối dài, giống như 1 ngôi sao đang rơi.

Tương tự với mô hình sao bắn, màu sắc của nến giữa cũng không quan trọng, lực bán ở nến thứ 3 mới mang tính quyết định.

  • Một số biến thể phổ biến khác

– Trường hợp 1: Như hình vẽ, phần thân của cây nến thứ 1 không dài như dạng mô hình Sao hôm chuẩn, nhưng cả phần thân và đuôi nến vẫn tạo thành 1 cây nến rất dài. Đây là đặc điểm khiến cây nến đầu tiên trông như đang được bắn lên.

– Trường hợp 2: Tương tự với trường hợp 1, cây nến thứ 3 của mô hình cũng có phần thân không quá dài nhưng xét tổng thể, nó vẫn là cây nến dài. Giá đóng cửa của cây nến 3 vẫn đảm bảo thấp hơn ½ phần thân của nến thứ 1.

Cách giao dịch với mô hình nến sao hôm

Trong phần nội dung tiếp theo, bài viết sẽ giới thiệu cho các bạn phương pháp giao dịch hiệu quả và cực chi tiết với mô hình Evening star.

1. Chọn khung thời gian giao dịch

Để tìm được điểm vào lệnh hợp lý, trước tiên các trader cần chọn khung thời gian giao dịch phù hợp. Cụ thể:

  • Khung 1 phút- M1: Phù hợp để sử dụng quyền chọn nhị phân (Binary Option) với những lệnh ngắn hạn dưới 5 phút.
  • Khung 5 phút- M5: Đây là khung thời gian lớn hơn M1 nên giúp các trader loại bỏ được nhiều tín hiệu nhiễu trên thị trường.
  • Khung 15 phút -M15: Khung thời gian này khắc phục được nhược điểm của cả 2 khung thời gian trên, đồng thời giúp các trader phát hiện được tín hiệu dịch chuyển nhanh chóng.
  • Khung 1 giờ- H1: Hỗ trợ các trader xác định trend trong dài hạn.
  • Khung 4 giờ-H4: Đây là khung thời gian tiềm năng nhất để giao dịch forex.

Theo kinh nghiệm giao dịch của nhiều trader lâu năm, họ cho rằng M5 và M15 là 2 khung thời gian hợp lý nhất để giao dịch với mô hình Sao Hôm, sau đó đến khung H4 và D1. Thực hiện giao dịch với những time frame này sẽ giúp các trader thu được lợi nhuận cao hơn so với các khung thời gian khác.

2. Thiết lập điểm vào lệnh

Để giao dịch chuẩn với mô hình Evening star, các trader nên kiên nhẫn chờ mô hình được hình thành hoàn chỉnh.

  • Điểm vào lệnh: Ngay dưới đuôi cây nến thứ 3 một vài pip như trong hình.
  • Điểm stop loss: đặt cắt lỗ ngay phía trên râu nến của cây nến thứ 3.

Tuy nhiên trong quá trình giao dịch sẽ xảy ra một số trường hợp sau:

  • Khi nến thứ 2 không bị bao trùm hoàn toàn bởi nếu thứ 3: Điểm entry hợp lý là điểm kết thúc của nến 3.
  • Khi nến 2 bị nến 3 bao trùm: Trường hợp này bạn phải đợi sự xuất hiện của cây nến sau nến 3. Nếu thấy cây nến này không vượt qua 50% thân nến thứ 3 thì có thể vào lệnh.
  • Khi nến 3 có đuôi quá dài: Trường hợp này không nên vào lệnh ở phần kết thúc của nến 3. Hãy đợi khi nến tiếp theo là nến tăng và không vượt quá ½  nến 3 thì điểm entry phù hợp là giá đóng cửa của cây nến thứ 5.

Một số lưu ý khi sử dụng Evening star

Ngoài những nội dung quan trọng bài viết đã liệt kê, các trader cần ghi nhớ thêm một số lưu ý sau khi sử dụng nến Evening star:

  • Nến sao hôm chỉ phát huy được tác dụng khi nó xảy ra trong 1 xu hướng tăng.
  • Nên giao dịch khi mô hình đã thực sự hình thành, đặc biệt là khi nến thứ 2 thuộc dạng nến Doji hoặc nến xanh nhỏ.
  • Evening Star Pattern hiệu quả nhất là khi chiều dài của nến 3 xấp xỉ bằng chiều dài nến đầu tiên.
  • Khi nến 3 bao trùm hoàn toàn nến 2, các trader nên đặt lệnh bán vì đây là tín hiệu giá giảm mạnh.
  • Vì mô hình Evening star chỉ là tín hiệu đảo chiều ở cuối xu hướng tăng, nên tốt nhất các trader nên kết hợp nó với các tín hiệu phân kỳ từ các chỉ báo forex khác như chỉ báo RSI.

Kết luận

Tóm lại, mô hình nến Evening Star là công cụ dự báo giá đảo chiều vô cùng hiệu quả chỉ khi nó xuất hiện ở đỉnh của một xu hướng tăng. Mặt khác, không một nhà đầu tư nào có thể giao dịch thành thạo với mô hình nến sao hôm mà không phải trải qua nhiều lần thực chiến trên thị trường. Do đó, hy vọng các bạn có thể áp dụng được toàn bộ các kiến thức bổ ích trên để xây dựng cho mình chiến thuật đầu tư lâu dài và phù hợp nhất.

Xem Thêm : Cách giao dịch với mô hình nến Bearish Engulfing (nến nhấn chìm giảm)

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous post Cách giao dịch với mô hình nến Bearish Engulfing (nến nhấn chìm giảm)
Next post Cách giao dịch vơi mô hình 3 con quạ đen (Three Black Crows)